Gửi file trực tiếp Đăng ký
  (08) 35 059 099
0903 650 199
 
 
Giỏ hàng ( 0 )
   
  Đăng nhập
  SẢN PHẨM
 
In giấy tiêu đề
In danh thiếp
In bìa hồ sơ (folder)
In tờ rơi - Tờ gấp
In Kỹ Thuật Số
In bì thư
In thiệp - thư mời
In phiếu bảo hành
In vé giữ xe
In sổ bảo vệ
In nhãn decal giấy
In biểu mẫu - biên nhận
In laser trắng đen
In màu các loại
In trọn gói (outsourcing)
  DỊCH VỤ
 
Dịch Vụ In Siêu Rẻ
Dịch vụ thiết kế in
Dịch vụ photo siêu tốc
Dịch vụ in ấn khác
Dịch vụ thành phẩm in
Dịch vụ vận chuyển
Hình thức thanh toán
TIN TỨC - HỖ TRỢ CHI TIẾT

THAM KHẢO XU HƯỚNG THIẾT KẾ NĂM 2009 (Phần 2)

Classic Modernism (Chủ nghĩa tân cổ điển)

Năm 2008, chủ nghĩa tân cổ điển đã trở lại, đây là cách an tòan để thiết kế một logo. Năm 2009 sẽ đưa chúng ta trở lại các thể thức chính thống nhất khi mọi thứ đều được tính tóan, những vùng trắng được tận dụng một cách khéo léo và tất cả mọi thứ đều được vận dụng phương thức cổ xưa, thể như máy tính chưa bao giờ được phát minh. Người ta vận dụng các hình khối căn bản, sự tương phản mạnh và cách sử dụng khỏang trắng một cách thông minh trong chủ nghĩa tân cổ điển.
 


Trọng tâm của các logo hiện đại là thiết yếu, trong khi nhận thức và sự tuân thủ luật lệ của nhận thức đó là tiền đề của mọi nguyên tắc hướng dẫn. Màu sắc và hình dáng được hạn chế đến mức tối thiểu nhưng đều rất mạnh mẽ. Những vùng mờ đục và các hiệu ứng photoshop cũng không được áp dụng. Đây là cách nhà thiết kế tạo ra sự khác biệt trong khi trào lưu phô trương vẫn đang xuất hiện khắp nơi.   

Tuy nhiên, có một điều đáng ngạc nhiên là các nhà thiết kế trẻ lại đón nhận phong cách đơn giản này một cách hết sức nồng nhiệt.

Nếu bạn không chắc chắn về sự phản ứng của thị trường đối với hệ thống nhận dạng logo của bạn thì chủ nghĩa hiện đại là một giải pháp an toàn và điều này đã được chứng minh trong quá khứ.

80's Geometry Lesson (Bài học về các đối tượng hình học những năm 80)

Nếu như vẫn chưa tìm được một phong cách thích hợp nào, người ta có thể thử sử dụng các đối tượng hình học nhiều màu sắc cho logo của mình. Khả năng áp dụng logo kiểu này trên bản fax không phải là vấn đề quan trọng. Điều này đã gây tranh cãi nhiều năm liền nhưng phong cách này vẫn luôn tồn tại.  

Vào những năm 80, lần đầu tiên xu hướng này xuất hiện đã nhận được sự phản ứng khá mờ nhạt từ phía thị trường. Nhưng mục tiêu chính vẫn là làm thế nào để tạo ra một thiết kế đặc sắc bằng mọi giá. Khi thị trường bão hòa như ngày nay, người họa sĩ thiết kế có quyền tự do sáng tạo sao cho có thể thu hút được sự chú ý từ người tiêu thụ.

Nhiều năm qua, phong cách logo dạng hình học thường hay được các công ty năng động sử dụng, thay vì giới thiệu một cách nhẹ nhàng, họ thường có những buổi ra mắt mang tính công nghiệp. Điều này đã làm ảnh hưởng đến hình tượng của họ trong nhiều năm dài và hơn thế nữa, người ta nhận thức về họ như những trò chơi con nít và thiếu tính nghiêm túc. Tuy nhiên, những nhà thiết kế và những nhà phát triển thương hiệu nhạy bén đã nhanh chóng nhận ra giá trị của phong cách này và bắt đầu phát triển nó. 
 
Những thiết kế logo sử dụng hình học theo phong cách những năm 1980 đã đi ngược lại với chủ nghĩa tối giản, thiết kế ngầm và sự đơn giản nhưng đa nghĩa. Nhưng xu hướng năm nay không hẳn chỉ là sự tiếp nối của năm 2008 – những logo 3D công nghệ cao mà ta thường thấy những năm trước, thay vào đó xu hướng này có sự phảng phất của những khối Rubik nổi tiếng.

Tuy nhiên, xu hướng này khó phát triển và áp dụng rộng rãi. Nó có thể là một cú hích ở đây hoặc đâu đó nhằm nhắc nhở mọi người rằng các phong cách bình thường và trái với quy luật thị giác vẫn có thể đem lại hiệu quả cao trong việc chuyển tải các thông điệp. Tuy về khái niệm nó có kém phần hẹp nhưng chúng là những thiết kế tốt, đạt được sự cân bằng thị giác và khó bị sao chép.


Typographic Logos (Logo sử dụng nghệ thuật chữ)

Dưới con mắt của người họa sĩ thiết kế, logo sử dụng nghệ thuật chữ chưa bao giờ bị xem nhẹ bởi nó không chỉ chuyển tải sự đơn giản mà còn thu hút được sự chú ý rất tốt – một dạng sang trọng không ầm ĩ.
   
Thiết kế một logo sử dụng nghệ thuật chữ nghĩa là kết hợp hệ thống định dạng và mục tiêu của công ty thông qua cách điệu chữ.
Ngày nay, người họa sĩ thiết kế đã có sẵn hàng ngàn mẫu phông chữ, nhưng một nhà thiết kế chuyên nghiệp thường ít có khuynh hướng sử dụng những mẫu chữ có sẵn mà đó phải là một mẫu mang dấn ấn riêng của mình.

Tuy nhiên, việc tận dụng và chỉnh sửa phông chữ có sẵn cũng là cách mà các nhà thiết kế thường hay làm. Thể thức, văn hóa có thể được thể hiện thông qua logo sử dụng chữ nghệ thuật. Những chữ được chọn phải phù hợp trong nhiều tình huống, đặc biệt là khi khách hàng đòi hỏi nhiều yêu cầu cho logo của mình.

Street Art (Nghệ thuật đường phố)

Khi nhắc đến nghệ thuật đường phố, người ta thường hay nghĩ đến việc vẽ hình ảnh lên các bức tường ngoài phố. Ngày nay, người họa sĩ am hiểu về nghệ thuật này dần thay đổi từ đồ họa trên tường đến đồ họa máy tính. Nhiều người nghĩ đến nghệ thuật đường phố như luồng gió mới cho các ý tưởng đồ họa.
 
Logo theo phong cách này đã và đang xuất hiện xung quanh chúng ta. Theo dự đoán, chúng có thể tồn tại trong một thời gian dài và rất thích hợp cho các công ty thể thao hoặc nhà sản xuất dụng cụ thể thao. Khi phong cách thiết kế dần xa rời lý thuyết, công chúng vẫn trông đợi một câu chuyện phía sau một thiết kế logo nào đó thì “nghệ thuật đường phố” dễ dàng đạt được điều này. Ngoài ra, nếu nhà thiết kế muốn tạo ra một thiết kế độc đáo, họ có thể lựa chọn một số khuynh hướng nghệ thuật đường phố mà ta thường thấy những năm gần đây. 
 
Nghệ thuật đường phố là tiếng nói từ tâm hồn người họa sĩ. Khi bắt gặp một logo mang phong cách này, người xem có thể liên tưởng nhiều thứ từ những hình họa trên logo đó: từ gallery phía đông Berlin đến các bức tranh tường ở Sao Paulo, những logo gợi cho ta  một không gian, thời gian mang cảm xúc riêng của tác giả.
 


Puzzle Patterns (Họa tiết phức tạp)

Khi người ta tuyên bố: “Thế giới đảo lộn hết rồi”, đó là lúc thiết kế logo không còn đi theo quy luật cũ nữa. Sự phát triển của thương hiệu sản phẩm và hàng ngàn chi tiết làm cho ảnh hưởng thị giác mỗi ngày mỗi giảm đi. Làm cách nào để đối phó  với trường hợp này?

Chỉ có một sự lựa chọn duy nhất cho nhà phát triển thương hiệu là tìm ra các giải pháp mới, như những người đi khai phá những mảnh đất chưa từng có ai đặt chân đến, như những nhiệm vụ mà cách nay 2 năm là bất khả thi thì bây giờ là bắt buộc.

Những họa tiết phức tạp kiểu này gợi cho chúng ta những trường thiên tiểu thuyết thay vì giảm đi những tinh túy của thương hiệu. Đa số họa tiết thiên về chủ đề thiên nhiên, mang thiên nhiên vào khoa học máy tính nhưng vẫn giữ được tính hiện đại của công nghệ. 

Thay vì đi sâu vào chi tiết thương hiệu, nhà thiết kế sử dụng hình đồ họa phức tạp để xoay ngược lại các định luật thiết kế. Bí quyết của thiết kế ngày nay là: “không có luật trong thiết kế”, chữ, họa tiết và hình ảnh được thử nghiệm không theo luật lệ nào nhưng vẫn rất tài tình. Cây cỏ, thú vật, ký tự, biển hiệu hay cả những hình đồ họa ngẫu nhiên đều có thể được dùng trong phong cách này. Người ta thường ít quan tâm về ý nghĩa khi lựa chọn họa tiết mà mục đính chủ yếu chỉ là trang trí.

Hiện tại, phong cách Puzzle ít được lựa chọn bởi các hệ thống nhận dạng cho doanh nghiệp. Nhưng không có gì đáng ngạc nhiên nếu những năm tới đây, khi các nhà doanh nghiệp muốn thay đổi bộ mặt của mình, khi họ tìm kiếm những điều khác biệt và họ bắt đầu lựa chọn xu hướng này.

(Nguồn từ polygon.vn dịch theo logoorange.com)

 
 
 

CÁC THÔNG TIN KHÁC
THAM KHẢO XU HƯỚNG THIẾT KẾ NĂM 2009 (Phần 1)
THAM KHẢO XU HƯỚNG THIẾT KẾ NĂM 2009 (Phần 2)
 





 
 
Online: 1
Số lượt truy cập: 472422
    CÔNG TY TNHH CHÂU BẢO LONG - 31/3 Ngô Đức Kế, Phường 12, Quận Bình Thạnh, Tp.HCM